An Lão là huyện miền núi cách trung tâm TP Quy Nhơn 115 km về phía tây bắc. Nơi cao nhất là xã An Toàn, 1.000 m so với mực nước biển, được ví như “cổng trời” của tỉnh Bình Định.
Lúc bình minh và hoàng hôn, An Lão lẩn khuất giữa những màn mây, màn sương dày đặc.
Với diện tích gần 70.000 ha, trong đó có 90% là rừng, An Lão có khí hậu mát mẻ, cảnh sắc tươi mát.
Len lỏi giữa những cánh rừng là những dòng suối, thác, như thác Giáng Tiên (thác Bốn Tầng ở xã An Quang), thác R’rê, thác Rông (xã An Vinh), thác Đá Ghe, thác Long Vo (xã An Hưng).
Trong đó, thác Giáng Tiên (thác Bốn Tầng) là cảnh đẹp nổi bật nhất ở An Lão, điểm đến yêu thích của dân phượt, trekking những năm gần đây. Đến đây, du khách được đắm chìm trong “bản nhạc thiên nhiên” với tiếng nước chảy hòa lẫn tiếng chim hót, tiếng ếch nhái.
Du khách còn được trải nghiệm cuộc sống và văn hóa bản địa độc đáo bởi An Lão là nơi có ba dân tộc sinh sống gồm Bana, H’Re và Kinh. Các khu dân cư của người địa phương chủ yếu xây dựng theo kiến trúc nhà sàn truyền thống.
Cá niên được bắt trong các suối, sau đó nướng trên bếp than hồng. Đây là một trong những đặc sản của địa phương.
Cá niên được bắt trong các suối, sau đó nướng trên bếp than hồng. Đây là một trong những đặc sản của địa phương.
Rau dớn là món lạ miệng đối với nhiều du khách. Ngoài ra, người dân ở đây còn đãi du khách ốc đá bắt ở suối.
Người Bana trình diễn cồng chiêng và múa xoang, du khách có thể tham gia cùng.
Hồ Đồng Mít, dự án thủy lợi trọng điểm của tỉnh, hoàn thành năm 2021, rộng hơn 500 ha, trở thành địa điểm tham quan mới của An Lão. Hồ Đồng Mít tạo nên bức tranh phong cảnh hữu tình trên những con đường cong uống lượn quanh hồ.
Những ô ruộng lúa ở An Lão như một tấm lưới khi nhìn từ trên cao.
Cung đường uốn lượn ở huyện miền núi An Lão phù hợp với những người thích trải nghiệm, khám phá.
Theo VnExpress